3 cách kìm nén cảm xúc tiêu cực [Hiệu quả 100%]

cách kìm nén cảm xúc tiêu cực

Những cảm xúc như ức chế, tức giận, tủi thân,… là cảm xúc bình thường của con người. Tuy nhiên, chúng có thể hủy hoại cuộc sống và những mỗi quan hệ xung quanh bạn nếu bạn chìm đắm vào những cảm xúc này. Hãy tham khảo ngay 5 cách kìm nén cảm xúc tiêu cực dưới đây.

1. Gọi tên cảm xúc

Gọi tên cảm xúc là cách làm phổ biến và có kết quả tốt khi bạn tìm cách để kìm nén cảm xúc. Đã bao giờ bạn thấy “tưng tức” nhưng cụ thể là bạn không biết mình đang tức hay ức chế hay cáu giận chưa? Hoặc, đã bao giờ bạn cảm thấy “ghen ghét” nhưng không rõ là mình đang đố kỵ, đang ghét hay đơn thuần chỉ là đang “không ưa” ai đó?

Điều bạn cần làm để thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực là gọi tên chính xác của chúng. Bạn phải hiểu rõ bạn đang cảm thấy như thế nào, đang trải qua vấn đề gì để giải quyết. Việc gọi tên cảm xúc rất đơn giản, bạn chỉ cần nhìn thẳng vào sâu bên trong vấn đề, đối diện với chính mình và thẳng thắn thừa nhận: Tôi đang tức anh ABC, tôi đang cảm thấy bị tổn thương vì cô XYZ hoặc tôi đang ghét bạn G,…

cách để kìm nén cảm xúc
Gọi tên cảm xúc sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn

Không có gì phải xấu hổ khi gọi tên cảm xúc của mình cả. Hãy yên tâm rằng, chẳng ai đánh giá bạn nếu bạn đang gọi tên cảm xúc của mình. Hãy cố gắng đối diện với chính mình. 

2. Tìm ra vấn đề vấn đề của cảm xúc

Được rồi, bạn đã hoàn tất công việc gọi tên cảm xúc ở bước đầu tiên. Trong bước tiếp theo của cách để kìm nén cảm xúc, bạn hãy tìm ra nguyên nhân của vấn đề khiến bạn rơi vào cảm xúc tiêu cực.

Ý tôi là nguyên nhân sâu xa, chứ không phải thứ trôi nổi trên bề mặt như bạn vẫn thấy. Ví dụ, bạn muốn người yêu cùng bạn đi chơi tối cuối tuần này nhưng anh ấy bận và hẹn bạn hôm khác. Ngay lập tức, bạn cảm thấy tức giận, tủi thân và chỉ muốn bật khóc để tra hỏi anh ấy “anh không còn yêu em nữa à?”.

Hãy nhìn vào nguyên nhân sâu xa thực sự của những cảm xúc tiêu cực

Vậy bạn nghĩ nguyên nhân khiến bạn tức giận và tủi thân là gì? Có phải thực sự bạn cho rằng anh ta không còn yêu bạn, không còn quan tâm đến bạn nữa nên bạn tức giận, tủi thân không? 

Lúc này, bạn hãy nhìn thật sâu vào câu chuyện để tìm ra vấn đề của nó. Bạn phải trả lời được rằng bạn đang tức giận và tủi thân vì lý do gì? Đừng vội vàng nói những lời tổn thương hoặc để cảm xúc kiểm soát bạn. Bạn rất có thể sẽ mất đi những mối quan hệ tốt đẹp chỉ vì để cảm xúc tiêu cực chen vào hành vi của mình. 

3. Điều tiết cảm xúc

Bước cuối cùng, quan trọng nhất trong cách kìm nén cảm xúc là bạn phải điều tiết được cảm xúc của chính mình. Nghe có vẻ phức tạp nhưng câu chuyện đơn giản chỉ là bạn giải quyết nguyên nhân khiến bạn tiêu cực. 

Ở ví dụ bên trên, giả sử bạn tìm ra nguyên nhân thực sự khiến bạn tức giận chỉ là vì người yêu đã từ chối bạn và nó kích hoạt nỗi sợ bị từ chối bên trong bạn mà thôi. Lúc này, bạn hãy bình tĩnh để điều tiết cảm xúc bằng cách nhìn vào sâu bên trong vấn đề: chỉ là bạn có nỗi sợ bị từ chối mà thôi. 

Bạn hãy đối mặt với nó, hít thở cùng nó và bạn sẽ thấy cảm xúc dần lắng xuống. Cảm xúc tiêu cực không có gì là xấu. Ai cũng có những “góc tối” bên trong. Khi góc tối ấy bị kích hoạt bằng một lời nói, hành động, cử chỉ, chúng ta sẽ lập tức vùng vằng, khó chịu, cáu bẳn và tự hủy hoại những điều tốt đẹp xung quanh mình.

Bạn cũng có thể muốn tham khảo thêm cách thiền để điều tiết cảm xúc. Thiền là cách đi vào bên trong, giúp bạn thực sự đối diện với chính mình. Đừng lo lắng nếu bạn nghĩ rằng thiền sẽ mất nhiều thời gian, bạn thậm chí có thể thiền chỉ với một phút duy nhất.

Xem ngay: 4 cách giảm căng thẳng [Hiệu quả tức thì]

Trên đây là 3 cách kìm nén cảm xúc giúp bạn đối diện với bản thân mình tốt hơn. Đừng lo lắng nếu bạn gặp phải một cảm xúc tiêu cực. Hãy gọi tên nó, nhìn sâu vào nó và chơi đùa với nó. Chúc bạn luôn sống vui vẻ!

Lược dịch theo How to Control Your Emotions so Your Emotions Don’t Control You

Back To Top