Đỗ đại học xét tuyển bổ sung thì có nên đi học không?

xét tuyển bổ sung

Xét tuyển bổ sung hay còn được biết đến là tuyển sinh đợt 2 là lần tuyển sinh tiếp theo nhằm bổ sung các chỉ tiêu còn thiếu của trường đại học. Đối với nhiều thí sinh, việc đỗ xét tuyển bổ sung được coi là “đỗ vớt”. Sở dĩ gọi như vậy là bởi một số thí sinh đợt 1 tuy đỗ nhưng không học hoặc trường tuyển sinh ảo khiến cho chỉ tiêu bị thiếu. Vậy, nếu đỗ đại học diện xét tuyển bổ sung thì có nên đi học không?

Đỗ đại học xét tuyển bổ sung có phải là thua kém không?

Mặc dù không thể phủ nhận rằng đợt xét tuyển bổ sung là đợt xét tuyển lần thứ 2, tuyển thêm cho đủ chỉ tiêu tuyển sinh nhưng không thể nói là thua kém được. Các bạn xét tuyển ở lần 2 vẫn có mức điểm tương đương hoặc thậm chí nhỉnh hơn đôi chút so với xét tuyển lần một. 

Như vậy, khi các bạn xét tuyển đợt 2 nhập học, các bạn cũng sẽ không bị chênh lệch quá nhiều về học lực và vẫn theo kịp chương trình. Ở một số trường đại học, việc xét tuyển đợt 2 diễn ra khi kỳ nhập học đã bắt đầu một vài môn. Đối với những trường này, khi học theo diện xét tuyển đợt 2, các bạn sinh viên sẽ cần cố gắng và nỗ lực hơn một chút để đuổi kịp những môn đã học. 

Sinh viên nên dùng bếp ga hay bếp từ?

Một số quan niệm sai lầm về học đại học theo diện xét tuyển bổ sung

Dưới đây, Cảm Hứng Sống sẽ tổng hợp lại một số quan niệm không đúng về việc học đại học khi xét tuyển đợt hai. Cụ thể như sau:

Học khi xét tuyển đợt hai bị kỳ thị

Đây là quan niệm không hề đúng đắn vì khi lên môi trường đại học, việc kỳ thị nhau gần như là không có. Sau này, chỉ cần sang năm học thứ hai, mọi người đã không còn quan tâm bạn thi đầu vào bao nhiêu điểm nữa mà quan tâm đến năng lực của bạn trên lớp. 

Do đó, bạn không cần lo lắng việc học đại học theo diện bổ sung sẽ bị kỳ thị hoặc không theo kịp môn học nhé. 

Nên nộp đơn vào cao đẳng hay chờ xét tuyển bổ sung?

Nhiều bạn khi thi trượt nguyện vọng đại học đã rất sốt sắng nộp đơn vào cao đẳng hoặc các trường đại học mà mình không yêu thích. 

Thực ra việc làm này không có gì sai. Tuy nhiên, nếu phải học một ngành mình không yêu thích thì 4 năm thanh xuân của bạn sẽ rất chán. Song, việc chờ đợi xét tuyển đợt 2 cũng có nhiều rủi ro khi bạn không thể chắc chắn được liệu trường mình yêu thích có mở đợt xét tuyển tiếp hay không. 

Không học đại học thì phải làm gì?

Học xét tuyển bổ sung thà không học đại học còn hơn

Đây cũng là một trong những suy nghĩ không đúng đắn khi nhắc tới việc học theo diện bổ sung. Các bạn sinh viên không nên cho rằng học như vậy là thua kém. Việc học đại học theo diện bổ sung không khác gì so với học đại học bình thường cả. 

Lời kết

Trên đây là một vài chia sẻ ngắn của Cảm Hứng Sống về diện xét tuyển đại học bổ sung. Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn sinh viên có thêm động lực trước khi nhập học đại học. 

Các bạn sinh viên cũng đừng quên đọc thêm chuyên mục Sinh viên nên của Cảm Hứng Sống để có thêm các mẹo học đại học thú vị nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top