Nếu trượt nguyện vọng 1 thì phải làm sao để vẫn đỗ đại học?

trượt nguyện vọng 1 thì làm sao

Nguyện vọng 1 là mong muốn của rất nhiều thí sinh và được thí sinh đánh cược nhiều niềm tin, hi vọng để đỗ vào ngôi trường mình yêu thích. Tuy nhiên, trước ngày công bố kết quả sắp đến gần, nhiều bạn lo lắng nếu trượt nguyện vọng 1 thì phải làm sao để vẫn đỗ đại học. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn một số mẹo và cách để đỗ đại học trong trường hợp không đỗ nguyện vọng 1.

Trượt nguyện vọng 1 có phải là hết không?

Không. Trượt nguyện vọng 1 bạn vẫn được xét tiếp các nguyện vọng 2, 3 nên bạn hoàn toàn có thể đỗ những nguyện vọng đó. Bên cạnh đó, hiện nay nhiều trường còn có xét tuyển bổ sung nên bạn sẽ không cần lo lắng nếu mình bị trượt nguyện vọng 1. 

Nếu trượt nguyện vọng 1 thì sao?

Nếu trượt nguyện vọng 1 đồng nghĩa với việc bạn đã mất đi tấm vé để vào trường mà mình yêu thích. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá mất bình tĩnh và cần có chiến lược đúng đắn để đỗ những nguyện vọng tiếp theo hoặc có thể đỗ được đại học đúng ngành mình muốn. 

Ảnh: Unsplash

Nguyện vọng 1 không phải tất cả và cũng không có gì quá to tát. Bạn cần quán triệt tâm lý của mình, đừng để bản thân sa vào nỗi buồn hay sự thất vọng. 

Trượt đại học thì phải làm gì?

Chiến lược đỗ đại học dù trượt nguyện vọng 1

Bây giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu cách đỗ đại học dù trượt nguyện vọng 1. Bạn có thể nghiên cứu, thêm hoặc bớt một số bước sao cho phù hợp với bản thân. 

Kiểm tra tình hình phổ điểm và nguyện vọng 2, 3, 4

Bây giờ bạn cần xem phổ điểm chung của cả nước để xem mình thuộc top nào. Sau đó, bạn tra lại điểm các năm của nguyện vọng 2, 3 để xem mình có khả năng đỗ với số điểm đó hay không. 

Phổ điểm khối A (nguồn: Bộ giáo dục và đào tạo)

Đôi khi việc xem điểm các năm cũ cũng có cái dở vì việc đỗ đại học là lấy từ trên xuống dưới, xét đủ chỉ tiêu là dừng. Do đó, có năm điểm chuẩn sẽ cao, năm điểm chuẩn thấp tùy theo mức điểm chung của các thí sinh. 

Bạn lên Google gõ phổ điểm khối A, B, C, D,… trên toàn quốc và tự tính xem mình thuộc top bao nhiêu phần trăm để dự đoán khả năng đỗ nguyện vọng 2, 3.

Xem ngay: Phân tích phổ điểm tất cả các khối thi đại học

Chuẩn bị phương án dự phòng cao đẳng, trường tư

Bây giờ bạn tiếp tục chuẩn bị cho mình phương án dự phòng trường cao đẳng hoặc trường tư mà có ngành bạn yêu thích. Thường những trường này sẽ dễ đỗ hơn so với đại học. Đặc biệt, một số trường có phương thức xét học bạ thì chỉ cần có bảng điểm đẹp chút là có thể đỗ rồi. 

Nếu không xét học bạ thì việc xét tuyển vào trường cũng rất dễ. Mỗi tội là học phí sẽ hơi cao nên bạn phải cân nhắc cho thật kỹ. Nếu mức chi tài chính của gia đình không cho phép thì đổi phương án khác. 

Chuẩn bị phương án dự phòng các khóa đào tạo ngắn hạn

Bước này để cuối vì tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn cũng khá là tốn kém. Thực ra hiện nay việc học đại học bị kéo dài là bởi kiến thức đại cương và cơ sở ngành rất nhiều. Trong khi đó, các trung tâm đào tạo ngắn hạn chỉ tập trung vào đào tạo kỹ năng nghề nghiệp nên thời gian đào tạo ngắn hơn và có thể nhanh chóng làm nghề được. 

Ví dụ nếu bạn thích lập trình có thể tham khảo các trung tâm dạy code, nếu thích marketing có thể tham khảo các khóa đào tạo marketing. 

Nhiều trung tâm hiện nay cung cấp các khóa học 2 năm và có chứng chỉ đàng hoàng. Chứng chỉ này không thể coi là chứng chỉ đại học hay tương đương được nhưng quan trọng là bạn được đào tạo khả năng làm việc thực tế. Cũng khá hữu ích và nhanh kiếm được tiền nữa.

Lời kết

Trên đây là chút chia sẻ nếu trượt nguyện vọng 1 thì phải làm sao. Hi vọng bài viết giúp bạn có cái nhìn tích cực và đúng đắn hơn với nguyện vọng 1 đại học. Trượt nguyện vọng 1 không phải là chấm hết và bạn cũng có thể tiếp tục học, theo đuổi con đường học vấn nếu bạn thực sự muốn. 

Ngoài ra, trong thời gian này, bạn cũng có thể sử dụng luật hấp dẫn thu hút điều mà bạn muốn để quán triệt tư tưởng và giúp bản thân luôn được ổn định tâm lý.

Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top