Kỹ năng xác định mục tiêu hiệu quả mà cực đơn giản

kỹ năng xác định mục tiêu

Bài viết hôm nay của Cảm Hứng Sống sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ năng xác định mục tiêu chuẩn nhất ai cũng áp dụng được. Mời bạn cùng theo dõi.

Chuẩn bị trước khi xác định mục tiêu

Để rèn luyện kỹ năng xác định mục tiêu, bạn cần 2 bước: chuẩn bị trước khi xác định mục tiêu và áp dụng phương pháp SMARTER.

Vậy bạn cần chuẩn bị gì?

  • Những nhu cầu, mong muốn thật sự của bản thân về một điều/ một việc gì đó.
  • Mức độ quyết tâm, ý chí của bản thân.
  • Những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
  • Mốc thời gian cho từng giai đoạn lên kế hoạch và thực hiện.
  • Những điều kiện khách quan ảnh hưởng đến việc hiện thực hóa mục tiêu.

Tôi sẽ ví dụ.

Bạn muốn tháng này mình có 1000 khách hàng. Vậy bạn hãy thử xem lại mình có đủ khả năng để tìm kiếm 1000 khách hàng hay có đủ ý chí để không nản chí khi bán hàng cho 1000 khách không.

Tiếp theo, vẽ ra những điểm mạnh, yếu của bạn. Ví dụ, bạn mạnh về chăm sóc khách hàng cũ thì hãy chăm lại khách cũ để tăng khả năng tái ký hợp đồng.

Lý thuyết là thế, nhưng thực tế luôn có những tình huống bất ngờ đúng không?

Giả sử công ty bạn đột nhiên bị đối tác vận chuyển “bom hợp đồng”. Trong trường hợp này, bạn sẽ bị mất đi một số khách vì không cảm thấy hài lòng hoặc không chờ đợi được. Vậy nên, khi luyện tập kỹ năng xác định mục tiêu, bạn cũng cần ước lượng những rủi ro có thể ảnh hưởng đến mục tiêu của mình.

Xem ngay: Cách sử dụng luật hấp dẫn để thu hút khách hàng ngay lập tức

Xem ngay: Cách dùng luật hấp dẫn để thu hút thật nhiều tiền bạc vào cuộc sống của bạn

Phương pháp lập mục tiêu SMARTER

SMARTER là nguyên tắc được mở rộng từ SMART giúp bạn thiết lập và thực hiện các mục tiêu hiệu quả hơn. Mỗi chữ cái S, M, A, R, T, E, R là viết tắt của từng nguyên tắc khác nhau.

Mô hình SMARTER khi xác định mục tiêu

S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu

Một mục tiêu được đánh giá là đúng đắn và sáng suốt đầu tiên phải là một mục tiêu được lên kế hoạch một cách cụ thể, rõ ràng. Viết cụ thể và rõ ràng dù là mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Ví dụ: bạn đừng đặt mục tiêu là bán được hàng, đừng đặt mục tiêu chung chung như bán hàng giỏi, bán hàng tốt.

M – Measurable: Đo lường được

Khi xây dựng mục tiêu, hãy đảm bảo nó gắn liền với những con số. Nguyên tắc SMARTER giúp bạn đảm bảo mục tiêu của mình có sức nặng bao nhiêu, biết được những gì mình cần đạt được là những gì, cụ thể là có thể cân, đo, đong, đếm được.

Nếu bạn đã muốn bán được hàng, bạn hãy xác định là bao nhiêu hàng: 1000 đơn, 5000 đơn hay 1 tỷ doanh thu?

A – Atainable: Tính khả thi

Tính khả thi cũng là một yếu tố rất quan trọng trong kỹ năng xác định mục tiêu. Bạn cần đảm bảo mục tiêu mình hướng đến không quá to lớn, xa vời, nằm ngoài khả năng của bản thân để không bị nản chí.

Đặc biệt, mục tiêu dài hạn sẽ cần tính khả thi cao. Bạn sẽ không muốn nỗ lực trong nhiều năm của mình thành “công cốc” đúng không.

Nếu bạn muốn bán 1000 đơn 1 tháng thì mỗi ngày bạn sẽ phải gửi đi 33 – 34 đơn. Bạn hãy đánh giá tính khả thi của việc này.

R – Realistic: Tính thực tế

Mục tiêu bạn thiết kế cho mình cũng cần phải gắn liền với thực tế. Đó cũng chính là lý do ngay từ đầu bạn cần xác định những điều kiện khách quan ảnh hưởng đến việc hiện thực hóa mục tiêu.

Bạn thấy tính tình hình cạnh tranh hiện nay thế nào? Nó có giúp bạn đạt được con số 33 đơn mỗi ngày không?

T – Time bound: thiết lập thời gian

Bất cứ một mục tiêu lớn nhỏ nào cũng cần được xác định các mốc thời gian cụ thể để thực hiện theo từng giai đoạn cho đến đích chiến thắng cuối cùng.

Bạn nên thiết lập thời gian cụ thể như mốc 1: 15 ngày, mốc 2: 15 ngày.

E – Evaluate – Đánh giá  

Thay vì chỉ chăm chú thực hiện mục tiêu và ôm hy vọng mục tiêu sẽ được hoàn thành vào ngày kết thúc, bạn cần liên tục thực hiện các phương pháp đánh giá trong suốt quá trình thực hiện mục tiêu của mình.

Việc đánh giá thường xuyên cũng giúp bạn nhận ra những thiếu sót của mình để kịp thời cải thiện khi hướng đến kết quả cuối cùng.

R – Re-Adjust – Điều chỉnh lại

Bất cứ lúc nào khi bạn cảm thấy mục tiêu của mình không còn ổn như tính toán ban đầu, đừng ngần ngại điều chỉnh.

Điều chỉnh lại mục tiêu không có nghĩa là vứt bỏ mục tiêu cũ và thay bằng mục tiêu mới mà là lựa chọn thay đổi các yếu tố không còn phù hợp và giữ lại các yếu tố vẫn còn phù hợp với thực tế.

Nên nhớ rằng, bất kỳ mục tiêu nào, dù lớn hay nhỏ cũng cần có tính linh hoạt, không phải được sinh ra chỉ để đóng khung treo tường cố định một chỗ.

Kết luận

Trên đây, Cảm Hứng Sống đã chia sẻ cho bạn đọc bộ kỹ năng xác định mục tiêu chuẩn nhất ai cũng áp dụng được. Mong rằng qua bài viết, bạn đã hiểu thêm về nguyên tắc SMARTER và tìm ra hướng đi phù hợp cho mình.

Cảm Hứng Sống chúc bạn sớm thiết lập và đạt được các mục tiêu với kết quả vượt trội trong thời gian sắp tới nhé!

Back To Top