6 cách kiềm chế cơn tức giận hiệu quả 99%

cách kiềm chế cơn tức giận

Tức giận có thể phá hủy cuộc sống và những mối quan hệ của bạn. Làm thế nào để có thể luôn giữ bình tĩnh ngay cả khi tức giận? ời các bạn cùng tham khảo 6 cách kiềm chế cơn tức giận cực hiệu quả sau đây.

1. Nghĩ đến trách nhiệm của bản thân

Trong mọi tình huống tranh cãi, bản thân bạn chắc chắn cũng có những vai trò nhất định trong công việc đó. Vậy nên thay vì trách móc người khác thậm tệ, thì bạn nên nghĩ về trách nhiệm của bản thân trước tiên.

Người xưa đã có câu “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, đúng vậy, hãy nghĩ về vai trò của mình rằng mình đã làm được gì, mình có trách nhiệm như thế nào trong việc này, lẽ ra mình nên làm như thế này, người này phạm lỗi có phải do mình không,… Sự tự vấn bản thân sẽ giúp bạn có thêm bình tĩnh.

2. Nên tranh luận chứ không tranh cãi

Một cách kiềm chế cơn tức giận rất hiệu quả khác là không sa đà vào cãi nhau.

Một khi bạn tức giận thì những lý lẽ, luận điểm sẽ trôi tuột ra ngoài theo cảm xúc hiện tại vậy nên người nghe sẽ không cảm thấy được thuyết phục, sẽ tranh cãi lại và rồi vòng tuần hoàn như vậy cứ tiếp diễn.

man and woman sitting on concrete bench during daytime
Nên tranh luận chứ đừng sa đà vào cãi nhau (Unplash)

Thay vì tranh cãi, bạn hãy nên tranh luận và giữ một thái độ đúng mực. Việc đưa ra những lý lẽ luận điểm sẽ khiến bạn tự tin hơn trong giao tiếp và có niềm tin vào sự xử trí của bản thân, từ đó giảm đi áp lực trong việc giải quyết vấn đề, hạ hỏa để bạn có thể bình tĩnh hơn.

Bên cạnh đó hãy lắng nghe ý kiến của người đối diện để cuộc trao đổi diễn ra thuận tiện và êm đẹp nhất.

3. Không giữ tư thù hay sự ác cảm

Một cách kiềm chế cơn tức giận rất tốt là đừng để sự ác cảm, tư thù lấn chiếm tâm trí bạn.

Tha thứ là một trong những cách hiệu quả để bạn giữ sự bình lặng trong tâm trí.

4. Nghĩ về những điểm tốt đẹp của đối phương

Sự việc nào trong cuộc sống cũng có hai mặt, và cả con người cũng vậy. Ai cũng sẽ có cho mình cả mặt tốt và cả mặt hạn chế. Vậy nên cách hiệu quả để kiềm chế cơn nóng giận đó là nhìn vào 1 mặt của người đó – mặt tốt, luôn suy nghĩ tích cực.

yellow inflatable smiling emoji balloon in focus photography
Hãy nghĩ về những điểm tốt đẹp của đối phương

Việc bạn nhìn nhận điểm tốt của một người sẽ làm bạn có thiện cảm với người đó hơn. Thậm chí bạn có thể nghĩ về những lần họ đã giúp bạn, hay những kỉ niệm đẹp giữa hai người để xóa đi cơn nóng giận. Và khi nhìn nhận khách quan hơn về 1 người, bạn cũng có thể dễ dàng làm việc với họ hơn.

5. Nhắc nhở bản thân: Hậu quả đang tới

Khi nóng giận, mọi người thường có xu hướng nói xả một tràng dài mà không suy nghĩ kĩ càng, khiến cho hậu quả sau đó sẽ có thể rất nghiêm trọng.

Nhiều trường hợp từ nóng giận tranh cãi qua lời nói đã chuyển sang đánh nhau, gây ra những thương tích lên cả 2 bên.

Chính vì vậy một khi nóng giận, bạn hãy suy ngẫm lại vì sao mình nóng giận, lý do đó có thực sự đáng để mình tức giận hay không, và nếu tiếp tục nóng giận hậu quả sẽ ra sao.

Cuộc tranh cãi có thể xảy ra giữa hai người, thế nhưng hậu quả để lại có thể ảnh hưởng đến nhiều người. Vậy nên việc nhìn nhận lại này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn thấu đáo hơn, bớt nóng giận hơn.

6. Để cho cảm xúc được “xả” ra ngoài

Cơn tức giận không những ảnh hưởng đến tinh thần mà còn cả đến sức khỏe của bạn. Đơn cử như khi bạn nóng giận, tim bạn sẽ đập nhanh hơn, hét to hơn ảnh hưởng đến dây thanh quản, huyết áp tăng cao,… Vì vậy bạn nên học cách giải tỏa và kiểm soát cảm xúc.

Bạn có thể làm những công việc mình yêu thích để làm dịu nhẹ đi tinh thần như nấu ăn, đọc sách hay nghe nhạc, tập thể dục.

Cảm xúc của bạn cũng cần được “xả” ra ngoài

Hoặc, hãy tìm một người thân thiết để chia sẻ với họ, có ai đó để tâm sự ít nhất cũng đỡ chán nản hơn việc tâm sự với chính mình.

Bên cạnh đó bạn có thể thiền định, việc thiền sẽ giúp tâm bạn tĩnh lại, thấu hiểu được mọi chuyện mà bình tĩnh hơn, giải tỏa được những cảm xúc tiêu cực.

Ngoài ra có một thói quen giúp bạn giải tỏa cảm xúc nóng giận khá tốt đó là viết nhật ký, khi viết xong bạn sẽ có cảm giác như mọi chuyện đã trải qua vậy.

Viết ra là cách bạn gọi tên chính xác những gì mình đang diễn ra bên trong cơ thể. Cách kiềm chế cơn tức giận này sẽ giúp bạn giữ bình tĩnh rất tốt.

Lời kết

Trong mọi tình huống nghịch cảnh, nếu bạn kiềm chế được cơn tức giận nghĩa là bạn đã có trong tay được 50% của sự thành công.

Chính vì thế học cách kiềm chế cơn giận sẽ cực kì hữu ích cho cuộc sống và công việc của bạn.

Hy vọng rằng bài viết sau đây sẽ giúp bạn một phần nào đó để có thể khiến cho tinh thần tích cực hơn, biết nhìn nhận lại mọi chuyện và hạn chế được cơn giận một cách tối đa.

Back To Top