8 cách kiềm chế nóng giận mất kiểm soát [hiệu quả tức thì]

nóng giận mất kiểm soát

Trong cuộc sống hằng ngày, con người chúng ta tiếp xúc với môi trường xung quanh, gặp gỡ rất nhiều người và cũng khó tránh khỏi các tình huống không vừa ý mình, dẫn đến trạng thái nóng giận, bức xúc và thậm chí là những hành vi bốc đồng.

Việc nóng giận mất kiểm soát có thể dẫn đến rất nhiều tác hại ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân và người khác, vì vậy chúng ta rất cần phải học cách kìm nén sự tức giận. Các bạn có thể tham khảo 8 cách giúp kiềm chế nóng giận mất kiểm soát để làm chủ bản thân dưới đây.

1. Tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là tranh cãi

Khi giao tiếp, trao đổi vấn đề với người khác, chúng ta có thể gặp phải những tình huống bất đồng quan điểm và nếu không làm chủ được cảm xúc thì có thể dẫn đến việc tranh cãi, to tiếng với nhau. 

Dù trong tình huống không tìm thấy tiếng nói chung với người khác thì chúng ta cũng không nên tức giận vì sự tức giận không những không giải quyết được vấn đề mà còn làm cho tình huống thêm căng thẳng và thậm chí ảnh hướng đến mối quan hệ.

Tìm cách để giải quyết chứ đừng sa đà vào sự tranh cãi vô bổ (Unplash)

Khi gặp phải mâu thuẫn với người khác, chúng ta nên tập trung vào việc tìm ra phương án giải quyết vấn đề thay vì tranh cãi và cáu giận. Tập trung nghĩ hướng giải quyết là cách tốt nhất để gỡ rối và cũng tránh khỏi những suy nghĩ tiêu cực, không tức giận.

2. Tránh suy nghĩ tiêu cực       

Nóng giận mất kiểm soát còn đến từ nguyên nhân do xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực. Những suy nghĩ tiêu cực có thể ảnh hưởng đến tâm lý làm cho con người thấy không thoải mái vui vẻ và rất dễ nổi giận. 

Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và dễ gây nóng giận mà những suy nghĩ tiêu cực còn gây những tác hại về sức khỏe, ảnh hưởng đến bộ não và làm con người mất tập trung, không kiểm soát được cảm xúc. 

Để tránh những suy nghĩ tiêu cực thì chúng ta nên rèn luyện cách duy trì và giữ cho tâm lý luôn tích cực, lạc quan. Khi nhìn nhận vấn đề bằng sự tích cực thì ta sẽ thấy thoải mái, dễ dàng đối diện với mọi chuyện và vượt qua được những cảm xúc mạnh và không tức giận nổi nóng.

3. Bình tĩnh trong mọi tình huống

Dù trong tình huống nào thì chúng ta cùng không nên tức giận mà cần phải bình tĩnh để xử lý tình huống. Nóng giận mất kiểm soát là hậu quả của việc không giữ được bình tĩnh và có thể để lại rất nhiều tác hại.

Cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Đừng chỉ nhìn nhận vấn đề theo một khía cạnh, chỉ nhận thấy sai lầm ở người khác mà không nhận ra những hạn chế, khuyết điểm ở chính mình và nóng giận mất kiểm soát. Ai cũng nên học cách kìm nén sự tức giận và giữ bản thân luôn bình tĩnh.

4. Nhìn nhận lại bản thân mình

Trong tình huống xảy ra xích mích, bất đồng quan điểm với người khác hay khi phải nhận những lời phê bình, chỉ trích thì hầu hết mọi người đều có suy nghĩ muốn bảo vệ cái tôi của bản thân và muốn gồng mình lên phản bác lại ý kiến của đối phương. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự nóng giận mất kiểm soát.

Hãy dành thời gian để “review” chính mình (Unplash)

Thay vì nóng giận thì bạn nên bình tâm và nhìn nhận lại vấn đề, nhìn nhận lại xem ý kiến của mình đã thực sự đúng chưa và nên hạ cái tôi xuống một chút để lắng nghe ý kiến, sự góp ý của người khác. 

Khi thực sự hiểu được vấn đề của bản thân, biết lắng nghe quan điểm của mọi người và sẵn sàng lắng nghe người khác để hoàn thiện bản thân hơn thì bạn sẽ có thể kiềm chế và làm chủ được cơn nóng giận mất kiểm soát.

5. Không giữ thù hận hay ác cảm

Trong cuộc sống, chúng ta tiếp xúc va chạm với rất nhiều người mỗi ngày và không thể nào nói rằng với bất cứ ai chúng ta cũng có thiện cảm và cảm thấy thoải mái khi làm việc với họ.

Tuy nhiên, khi phải tiếp xúc với những người mà bạn cảm thấy có tính cách và phong cách sống không hợp với mình thì hãy giữ một thái độ bình thường, ôn hòa, không nên để cảm xúc lấn át để có thể cư xử một cách hợp lý, tinh tế.

Nếu cứ giữ những sự thù hận hay ác cảm với người khác thì đó là mầm mống làm nảy sinh những sự nóng giận mất kiểm soát làm ảnh hưởng đến tâm lý, cảm xúc của chính bản thân mình và người khác.

Nếu chuyện gì có thể cho qua được thì hãy để nó nhẹ nhàng, giữ cho tâm hồn mình luôn tích cực, thoải mái. Đó cũng chính là cách để không tức giận, cáu gắt, hạn chế những cảm xúc tiêu cực.

6. Học cách giải tỏa cảm xúc      

Nếu học được cách giải tỏa cảm xúc thì bạn có thể hạn chế được những cơn nóng giận mất kiểm soát của bản thân. Có rất nhiều cách để giải tỏa cảm xúc của mình như:

  • Thường xuyên chia sẻ cảm xúc chân thành với những người bạn thực sự tin tưởng, đó có thể là bạn thân, đó có thể là gia đình, những người luôn bên cạnh bạn,…
  • Bạn có thể tìm đến một người bạn rất biết cách lắng nghe đó chính là cuốn nhật ký. Hãy tập cho mình thói quen viết nhật ký. Nhật ký là một hình thức rất lành mạnh và hiệu quả để kiềm chế cảm xúc của bạn. Nhật ký là nơi lý tưởng để giải thoát các ý tưởng, cảm xúc tiêu cực mà không làm tổn thương bất kỳ ai. 
  • Nếu không muốn viết nhật ký thì bạn có thể tự nói với bản thân mình, đến một nơi thấy thoải mái và hét thật to để được thoải mái tâm hồn,
  • Tập thể dục đều đặn thường xuyên có thể giúp tăng sức lực thể chất cho cơ thể và hỗ trợ bộ não tập trung, giúp kìm nén sự tức giận, làm giảm nguy cơ có những hành động, lời nói, cử chỉ quá mức bình thường.
  • Thiền định: Stress và lo lắng là nguyên nhân dẫn đến sự tức giận, thiền định có thể giúp bạn giảm đi những điều này một cách tối đa. Ngồi thiền sẽ giúp bạn được tĩnh tâm, học cách tập trung và làm dịu nhẹ tâm hồn, thư thái thoải mái và giải tỏa căng thẳng, nóng giận.

7. Nghĩ đến những nơi hạnh phúc và những điều tốt đẹp

Khi gặp phải những chuyện không như ý khiến bạn thấy khó chịu, nếu cứ nghĩ mãi đến vấn đề làm mình bực dọc thì thật khó có thể thoát ra được những suy nghĩ tiêu cực và rất dễ dẫn đến nóng giận mất kiểm soát.

Thay vào đó, bạn có thể nghĩ, tưởng tượng đến những điều tốt đẹp, những khía cạnh tích cực, những niềm vui trong cuộc sống hoặc đơn giản là những nơi hạnh phúc bạn đã đến, những người đem lại cho bạn tình yêu thương để tạm quên đi cơn tức giận, gác lại những lo lắng để thấy nhẹ lòng thoải mái. 

8. Thay đổi môi trường

Khi tâm lý không được thoải mái, tâm trạng bất ổn thì bạn nên ra ngoài hoặc đi đâu đó thay đổi môi trường để có thể tiếp xúc với những điều mới mẻ là dịu đi sự căng thẳng. 

Ra ngoài đi đâu đó sẽ giúp bạn cảm thấy khá hơn là ngồi lì trong phòng

Thay đổi môi trường sẽ giúp bạn thoát ra khỏi không gian của những điều khiến bạn thấy khó chịu và động thời có thể giúp tâm trí bạn thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực, kìm nén sự tức giận.

Ra ngoài gặp gỡ những người khác hay có thể là đi ra công viên hít thở không khí, đi mua sắm hoặc đi cafe, đến những chỗ bạn thấy thoải mái là cách để xua tan đi những lo lắng, mệt mỏi và nạp thêm năng lượng tích cực, lạc quan.

Lời kết

Tục ngữ của Việt Nam có câu: “cả giận sẽ mất khôn” thật chính xác, sự nóng giận mất kiểm soát có thể gây ra rất nhiều hậu quả mà không ai mong muốn. Trong xã hội có nhiều phức tạp và cạnh tranh không ngừng này nếu bạn biết kìm nén sự tức giận để tự tin làm chủ bản thân mình thì bạn sẽ thấy cuộc sống thật thoải mái và dễ chịu. 

Back To Top